Làm Thế Nào Để Được Kết Hôn Với Người Nước Ngoài ?
1. Làm thế nào để được kết hôn với người nước ngoài?
Chào Luật sư! Tôi có thắc mắc như sau, tôi muốn Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn Luật sư trước. Tôi hiện đang có quan hệ với một người nước ngoài và đang tiến tới hôn nhân nhưng tôi chưa nắm rõ thủ tục kết hôn với người nước ngoài như thế nào, rất mong Luật sư giải đáp?
Trân trọng!
Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/2/2024:quy địnhchi tiết một số điều và biện pháp thi hành hôn nhân và gia đình có quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành hôn nhân và gia đình, trong đó có quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
- Những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài là:
- Công dân Việt Nam với người nước ngoài.
- Công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau.
- Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
- Điều kiện đăng ký kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Trường hợp của bạn muốn kết hôn với người nước ngoài thì phải chuẩn bị hồ sơ gồm có các giấy tờ như sau:
- 01 Tờ khai đăng ký kết hôn. (theo mẫu đính kèm).
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.
Lưu ý đối với giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài:
+ Thông thường giấy này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, và giấy này phải còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc chồng.
+ Nếu không cấp giấy xác nhận này thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật nước đó.
+ Nếu giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
(Lưu ý: Nếu giấy xác nhận của cơ sở y tế này không có ghi thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp).
- Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
(Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú).
+ Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bảo sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn.
+ Còn nếu là công chức, viên chức hoặc những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, tiến hành nộp hồ sơ đăng ký
- Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Địa điểm: tại Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện. Căn cứ theo điều 37, Luật hộ tịch năm 2014
Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn:
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.
- Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn:+ Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
+ Việc trao giấy này phải có mặt cả 2 bên nam, nữ. Công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến 2 bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng 2 bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
+ Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn (Lưu ý: Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên.)
2. Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài?
Thân chào luật sư, em 29 tuổi, quê em ở bình thuận, hiện em đang sống ở tp hồ chí minh. Bạn trai em tên gary, 48 tuổi, quốc tịch anh, thường trú nhân sống ở texas, usa. Garry dự định tháng 8 năm nay sang việt nam để tổ chức đám cưới (trước đây anh ấy đã từng kết hôn và li hôn). Sau tuần trăng mật ở việt nam, anh ấy muốn đưa em sang mỹ du lịch. Em muốn hỏi về những thủ tục để chuẩn bị cho việc kết hôn (mục đích sau cùng là garry muốn bảo lãnh em sang mỹ định cư), cũng như những vi̓ 9;c phải làm để đưa em sang bên ấy du lịch. Bọn em hoàn toàn mù tịt về luật, mong các luật sư tư vấn giùm. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
- Thanh Tu Tran
3. Kết hôn với người nước ngoài (Trung Quốc) tại Việt Nam thì cần những giấy tờ gì?
Thưa luật sư, Em muốn hỏi em muốn đăng ký kết hôn với người trung quốc tại địa phương mình thì chồng em phải xin giấy tờ gì để sang việt nam đăng ký với em, chồng em đã có vợ và đã ly hôn, em thì ở việt nam thì cần những giấy tờ gì để đầy đủ? Em xin chân thành cảm ơn. Người gửi: Lê Yến
4. Tư vấn đăng ký kết hôn với người nước ngoài quốc tịch Anh?
Xin chào luật sư. Tôi có một câu hỏi xin được giải đáp: Tôi chuẩn bị đủ thủ tục để đăng ký kêt hôn với chồng tôi là người Anh, vì trước đây anh ấy đã từng ly hôn với người ở Việt Nam và chúng tôi chênh nhau hơn 20 tuổi. Theo luật hôn nhân và gia đình được coi là mang yếu tố nước ngoài thì sở tư pháp yêu cầu chúng tôi có giấy chứng nhận là đã qua trung tâm tư vẫn luật hôn nhân và gia đình mang yếu tố nước ngoài, có dấu đỏ của cô ;ng ty luật.
Cho dù chúng tôi đã biết luật rõ rồi không cần tư vấn như thủ tục hành chính vẫn phải có đầy đủ. Tôi cần giấy chứng nhận là đã qua trung tâm tư vấn luật hôn nhân gia đình mang yếu tố nước ngoài để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn, Kiến thức Luật pháp rất gần địa chỉ nhà tôi, nêu có đủ thẩm quyền cung cấp giấy chứng nhận tư vấn luật hôn nhân và gia đình, tôi cần công ty mình hỗ trợ cho tôi.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người gửi: đặng thị cầu
Thứ nhất, về thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 19 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.
Thứ hai, về hồ sơ đăng ký kết hôn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước n goài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, các bạn có thể phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
b) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.
Về thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ: các bạn sẽ thực hiện lần lượt các thủ tục sau:Bước 1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.
Bước 2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Về các thủ tục cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo tại Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình để nắm được tuần tự các thủ tục phải tiến hành.
5. Có luật nào quy định con của cán bộ ngoại giao không được thay đổi về quốc tịch và kết hôn với người nước ngoài không?
Xin cho tôi hỏi, ở Việt Nam có luật gì không cho phép con cái của cán bộ ngọai giao Việt Nam thay đổi quốc tịch hoặc kết hôn với người nước ngoài không? Tôi là con cán bộ ngọai giao, tôi đã học và đang sinh sống ở nước ngoài nhiều năm và tôi có ý định kết hôn với người nước ngoài và nhận quốc tịch nước ngoài. Việc này có ảnh hưởng gì đến công việc của cha mẹ tôi tại bộ ngoại giao không?
Cảm ơn!
- Bộ luật dân sự năm 2005 (văn bản thay thế: Bộ luật dân sự năm 2024) quy định:
Điều 45. Quyền đối với quốc tịch
Cá nhân có quyền có quốc tịch.
Việc công nhận, thay đổi, nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
- Luật quốc tịch năm 2008, sửa đổi năm 2014 quy định:
Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.
Điều 30. Miễn thủ tục xác minh về nhân thânHồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân:
1. Người dưới 14 tuổi;
2. Người sinh ra và định cư ở nước ngoài;
3. Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên;
4. Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.
- Việc bạn là con cán bộ ngọai giao, bạn đã học và đang sinh sống ở nước ngoài nhiều năm,bạn muốn thôi quốc tịch Việt Nam để nhận quốc tịch nước ngoài thì bạn thuộc trường hợp miễn xác minh về nhân thân.
2 Việc kết hôn với người nước ngoài?Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Như vậy, việc bạn thay đổi, hoặc xin thôi quốc tịch Việt Nam hay kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng gì đến công việc của bố mẹ bạn tại bộ ngoại giao, nếu việc đó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
6. Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam và ly hôn đơn phương khi vợ nuôi con 6 tháng tuổi?
Thưa Luật sư, tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Em gái tôi thì sinh sống và làm việc tại hải Dương và sắp tới em gái tôi kết hôn với chồng ngườ Mỹ và làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi là thủ tục mà em gái tôi phải chuẩn bị để Đăng ký kết hôn như thế nào? Trong khoảng thời gian bao nhiêu lâu thì xong?
Trường hợp thứ hai tôi cũng mong nhận được tư vấn của Luật sư như sau: Bạn của tôi là anh A đang muốn làm thủ tục ly hôn đơn phương với vợ. Họ đã sống ly thân được mấy năm và người vợ mới sinh con với người khác mà chị đó sống chung. Hiện nay đứa bé đó được 6 tháng tuổi và không phải con của bạn tôi. Vậy bạn tôi có thể ly hôn được không? Vệc vợ anh ấy có chung sống như vợ chồng với người khác và có con như vậy thì có vi phạm pháp luật không?
Mong nhận được hồi âm từ phía Luật sư.
Kính chúc Luật sư sức khỏe.
Trả lời:Thưa quý khách hàng! Kiến thức Luật pháp xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất: về thủ tục kết hôn giữa em gái bạn với bạn trai là người Mỹ tại Việt nam thì theo quy định tại Điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-Cp hướng dẫn luật HNGĐ 2014 như sau:
Sau khi chuẩn bị được hồ sơ thì em gái bạn sẽ nộp hồ sư tại Sở Tư pháp. Sau đó trình tự thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện như sau:
Điều 23.1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm: a) Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp cần phiên dịch đ 7875; thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn; b) Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việ c phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước; c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ ho 7863;c giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp xác minh làm rõ. 2. Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an thì Sở Tư pháp có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản chụp hồ sơ đăng ký kết hôn gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tư pháp, cơ quan công an xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn b 7843;n cho Sở Tư pháp. Nếu hết thời hạn xác minh theo quy định tại Điều này mà cơ quan công an chưa có văn bản trả lời thì Sở Tư pháp vẫn hoàn tất hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh. 3. Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quy& #7871;t việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hô n và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn. Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ. 4. Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà hai bên định cư ở nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì không áp dụng biện pháp phỏng vấn quy định tại Khoản 1 Điều này. Trình tự giải quy 871;t việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
Về thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này có quy định:
Điều 22. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn
1. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày...
Trường hợp thứ 2: vấn đề ly hôn của bạn của bạn.( tạm gọi là anh A)
Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ chồng anh A đã sống ly thân được mấy năm rồi. Hiện nay chị vợ mới sinh con với một người khác và cháu đang được 6 tháng tuổi. Như vậy trong trường hợp này anh A muốn làm thủ tục ly hôn thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của anh A do hiện nay khi chị vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền xin ly hôn. Cụ thể theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần c 911;a họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy nếu anh A muốn đơn phương ly hôn thì phải đợi khi đứa bé đủ 12 tháng.
Vấn đề nữa là việc vợ anh A có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác và có con thì đã vi phạm luật hôn nhân gia đình. Cụ thể Điều 5 Luật HNGĐ 2014 có quy định:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa c 243; chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Như vậy đây là hành vi bị cấp trong Luật HNGĐ 2014. Nếu vi phạm thì theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định:
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
.........
Bên cạnh đó Điều 147 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 (văn bản thay thế: Bộ luật hình sự năm 2024)cũng quy định về Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như sau:
Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội trong trường hợp đã có quy̓ 1;t định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.Vì vậy hành vi của vợ anh A là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo các quy định trên.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến Yêu cầu tư vấnChúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!
Mr. Lưu Tý - Bộ phận tư vấn pháp Luật - Kiến thức Luật pháp Luật sư Minh Tiến