3 Bí Kíp Viết Kỹ Năng Trong Cv Xin Việc “Chắc Ăn” Trúng Tuyển
Kỹ năng cứng chính là những gì mà bạn đã được học trong trường lớp hoặc những kỹ năng có thể được định lượng. Còn kỹ năng mềm là khả năng giao tiếp, tương tác cá nhân, mang tính chất tự rèn luyện, ví dụ như kỹ năng truyền thông, làm việc nhóm, xây dựng nhóm...
Kỹ năng chuyên môn là khả năng mà bạn được tuyển dụng để làm một công việc đặc biệt. Một số kỹ năng đạt được qua quá trình học tập và đào tạo, một số khác tích lũy qua kinh nghiệm thực tế trong công việc trước đó.
Kỹ năng tổng hợp được rèn luyện trong một môi trường cụ thể nhưng ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Kỹ năng này là kỹ năng mà bạn sử dụng trong mọi công việc.
Kỹ năng thích nghi khó định lượng hơn vì phải dựa vào đặc điểm, tính cách của bạn chứ không qua quá trình đào tạo hay học tập.
hiệu quả luôn được xem là yếu tố then chốt đối với sự phát triển toàn diện của một người, dù là trong công việc hay các mối quan hệ riêng tư. Vì vậy, việc bạn đưa kĩ năng này vào trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn rất cao.
Không quan trọng bạn ứng tuyển vào vị trí nào, Hầu hết những công việc hiện này đều yêu cầu cần kỹ năng làm việc nhóm.
Không chỉ biết làm việc nhóm, mà bạn phải có thêm các kỹ năng như phân công công việc cho thành viên, giải quyết những vấn dề xung đột xảy ra giữa các thành viên trong nhóm.
Bạn ứng tuyển vào vị trí Marketing mà kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn vẫn chưa tốt? Để thu hút nhà tuyển dụng bạn hãy đưa kĩ năng làm việc nhóm vào - vì đó là một kĩ năng cực kì quan trọng trong ngành này.
Bạn đã có kinh nghiệm làm việc nhóm chưa? Hãy nhớ đến những lần làm bài tập cùng bạn bè, những công việc part-time hay các hoạt động tình nguyện của bạn.
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập và việc làm. Vì cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những vấn đề cần phải giải quyết không cái nào giống cái nào, do đó việc rèn luyện để có kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề trong công việc mà còn cả những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Thời gian với con người là như nhau tuy nhiên làm sao để vận dụng quỹ thời gian đó mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt biết sắp xếp và lên kế hoạch chi tiết cho từng công việc. Đó cũng là một trong những kỹ năng Nhà tuyển dụng luôn muốn thấy trong Hồ sơ của ứng viên.
Vì vậy việc bạn thể hiện được kỹ năng này trong CV đó là một điểm cộng rất lơn giúp Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là một ứng viên tiềm năng phù hợp với vị trí công việc họ đang cần.
Nếu bạn là một người giỏi làm việc với các con số, thì chắc hẳn bạn là người rất khá về kĩ năng này. Tuy nhiên kể cả khi bạn không giỏi về số má lắm nhưng vẫn có kĩ năng tổng hợp vấn đề, thì bạn vẫn là một người có kĩ năng phân tích tốt.
Nếu nhà tuyển dụng hỏi về kĩ năng này của bạn, hãy kể về một lần bạn sử dụng kĩ năng này để tăng lượt view trên blog cá nhân của bạn, hay bạn đã phân tích tình hình ra sao để tăng lượng follower cho Instagram của bạn chẳng hạn.
Trong học tập cũng như công việc chắc hẳn chúng ta cũng đã khá quen với việc viết báo cáo rồi. Nó quản lý của bạn nhanh chóng nắm bắt được những công việc bạn đang thực hiện và hiệu quả ở mức độ nào.
Vì vậy ở bất công việc nào thì kỹ năng viết báo thu thập thông tin và trình bày một cách chi tiết với ngôn ngữ dễ đọc dễ hiểu khiến ai nhìn vào cũng có thể hiểu được. Đó là một yêu cầu buộc phải có khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào.
Nếu đi phỏng vấn bị hỏi về câu này, hãy kể cho nhà tuyển dụng nghe về một lần bạn đã 'vượt qua thử thách' và hoà nhập với một cộng đồng mới như thế nào.
Rất nhiều công việc đòi hỏi bạn phải làm leader hoặc quản lý một dự án nho nhỏ. Nếu mà ở trường bạn được làm leader của nhóm học hay đi làm tình nguyện viện được làm trưởng nhóm rồi, thì ít nhiều bạn cũng đã có chút kinh nghiệm về vấn đề này.
Kĩ năng quản lý dự án bao gồm rất nhiều kĩ năng nhỏ hơn bên trong nó, ví dụ như là: kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng làm nhiều việc một lúc, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thương thuyết chẳng hạn.
Để chứng tỏ mình giỏi những kĩ năng này, tốt nhất bạn nên học dần những phần mềm giao việc thông dụng như Trello, Slack, Google Drive hay Wunderlist chẳng hạn.
Hầu như ở bất kỳ vị trí công việc sử dụng thành thạo Word, Excel.. ở mức cơ bản là yêu cầu cần thiết, bên cạnh đó những kỹ năng sử dụng Internet và Email hiệu quả cũng là những điều nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong bản CV của bạn.
Bạn có thể sử dụng các loại kỹ năng này trong CV tìm kiếm việc làm của mình theo những cách sau:
- Sử dụng các từ khóa của kỹ năng trong CV hoặc trong phần diễn tả lịch sử công việc trước đó của bạn.
- Sử dụng trong thư giới thiệu bằng cách đề cập đến một hoặc hai kỹ năng, đưa ra ví dụ cụ thể khi bạn ứng dụng kỹ năng đó vào công việc.
- Sử dụng trong cuộc phỏng vấn. Đây là thời điểm quan trọng để bạn "ghi điểm" với nhà tuyển dụng, vì vậy nên có ít nhất một ví dụ chứng minh bạn từng dùng những kỹ năng hàng đầu này vào việc xử lý vấn đề công việc nào đó.