Làm Sao Tập Cho Trẻ Bú Bình Hiệu Quả?

Cách tốt nhất để tập cho trẻ bú bình? Tôi có thể làm gì nếu bé không chịu bú bình? Tôi đã thử mọi cách để tập cho con bú bình, nhưng con tôi càng quấy khóc hơn. Lúc đầu, con tôi bú bình dễ dàng, nhưng bây giờ con chỉ muốn bú sữa mẹ. Con tôi nhất quyết không chịu bú bình. Tôi nên làm gì? Tôi quyết định cai không cho con bú sữa mẹ trực tiếp nữa có được không?

1. Cách tốt nhất để tập cho trẻ bú bình là gì?

Hầu hết các chuyên gia tư vấn sữa mẹ khuyên phải đợi cho đến khi con được ít nhất một tháng tuổi. Thời điểm này con đã có thể bú mẹ trực tiếp thành thạo, khi đó mới nên bắt đầu tập cho con bú bình. Nếu mẹ phải đi làm việc trở lại, hãy bắt đầu tập cho con bú bình ít nhất hai tuần trước ngày bắt đầu đi làm lại để cả bạn và con có thời gian làm quen.

Việc trẻ bú bình đòi hỏi các chuyển động miệng và lưỡi khác so với bú mẹ trực tiếp. Vì vậy có thể mất một chút thời gian để con làm quen với sự thay đổi này. Hãy thử các mẹo sau khi tập cho con bú bình:
  • Cho con bú bình vào buổi tối sau cữ bú thường lệ để con quen với núm vú cao su. Bắt đầu với một ít sữa mẹ - khoảng 10ml.
  • Thử núm vú chảy chậm. Đối với một số trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, núm vú thông thường có thể làm sặc sữa. Nếu con bị ọe khi bú bình, hãy thay núm vú hiện tại bằng một cái khác. Hãy dùng núm vú có dòng chảy chậm hơn để xem con có bú tốt hơn không.
  • Hãy nhờ người thân tập cho trẻ bú bình sữa đầu tiên. Nếu bạn cho con bú bình lần đầu tiên, con có thể sẽ tự hỏi tại sao mình không bú trực tiếp từ ngực mẹ. Con có thể ít bối rối hơn nếu người khác cho bú. Hãy nhờ mẹ bạn, chồng bạn hoặc một người bạn giúp đỡ.
  • Mẹ nên ra khỏi nhà khi tập cho con bú bình. Con có thể ngửi thấy mùi mẹ mình, thậm chí từ xa. Vì vậy con có thể biết rằng mẹ (và ngực của mẹ) ngay cả khi mẹ ở phòng bên cạnh.
  • Chị Lan cho con tập bú bình khi con được 6 tuần tuổi: "Tôi đã dùng máy hút sữa và cho sữa vào bình sữa để chồng tôi cho con bú". "Chúng tôi đã phải thử một vài núm vú khác nhau cho đến khi chúng tôi chọn được một núm vú được làm giống ngực mẹ nhất. Nó thực sự làm chồng tôi cảm thấy thích thú khi anh ấy có thể cho bé bú."
  • Con có thể không bú nhiều khi mẹ không ở nhà và có thể bắt đầu thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm nếu mẹ xa con cả ngày. Đừng ngạc nhiên nếu điều này xảy ra, và hãy tận dụng những thời gian yên tĩnh và thân mật có thể khác để kết nối lại với con.

2. Làm gì nếu con không chịu bú bình?

Một số trẻ sơ sinh có thể chuyển sang bú bình dễ dàng. Nhưng những bé khác lại rất khó có thể chuyển sang bú bình. Nếu con bạn gặp khó khăn, hãy thử các kỹ thuật sau:

Sử dụng núm vú bình sữa tương tự núm vú giả con đang dùng. Nếu con bú núm vú cao su, hãy dùng núm vú cao su (chứ không phải núm vú silicon) và ngược lại. Làm ấm núm vú bằng nước để hấp dẫn con hơn.

Cho một ít sữa mẹ vào núm vú. Khi con nếm thử, bé có thể bắt đầu bú để được thêm sữa. (Đừng dùng mật ong, có thể gây ngộ độc trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.)

Hãy để bé chơi với núm vú để bé có thể tự làm quen với nó. Nếu con nhai nó, hãy cứ để con làm. Con sẽ bắt đầu mút nó sớm thôi.

Cho con bú bằng một tư thế khác: Đặt con lên ghế, để con nằm hơi ngửa, và sau đó cho con bú bình khi mẹ ngồi đối diện với con. Hoặc thử cho con bú trong lòng bạn sao lưng con tựa trên ngực bạn. Khi con đã quen bú bình, bạn có thể bế cho con bú ở tư thế bình thường và ở những nơi quen thuộc trước đó.

Hãy thử nhiệt độ khác nhau. Có thể con thích sữa hơi ấm hơn hoặc hơi lạnh hơn. Thử với nhiệt độ khác nhau để xem con thích sữa có nhiệt độ nào. Bạn cũng có thể thấy con phản ứng khác nhau khi bú sữa mẹ vừa vắt và sữa mẹ đã được trữ đông.

Tập cho con bú bình vào các thời điểm khác trong ngày. Nếu em bé không bú bình ban ngày, hãy thử cho bé bú bình vào ban đêm hoặc ngược lại.

Thử nhờ chồng cho con bú, có thể con không chịu bú bình khi bạn cho con bú nhưng con sẽ chịu bú khi chồng bạn cho bú đấy.

3. Đã thử mọi cách để tập cho con bú bình, nhưng con càng cự hơn

Con cần thời gian để làm quen với những cảm giác mới. Vì vậy hãy kiên định với một loại núm vú. Bình sữa và kỹ thuật cho bú trong một thời gian trước khi thử một cái gì đó mới. Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú hoặc đổi núm vú mới có thể làm con khó chịu hơn.

Hãy chắc chắn mẹ thoải mái thời gian khi tập cho trẻ bú bình. Nếu con bắt đầu khóc và đẩy bình sữa ra, hãy lùi lại, an ủi con, và sau đó thử lại. Nếu bạn đã thử đưa bình sữa cho con và con đã từ chối đến 3 lần. Lúc đó hãy tạm ngừng không cho con tập bú bình nữa. (Đợi ít nhất 5 phút trước khi cho con bú sữa mẹ trực tiếp. Bằng cách đó con sẽ không liên kết việc từ chối bú bình với việc được cho bú mẹ ngay sau đó.)

Thử tập cho trẻ bú bình một lần nữa sau 1 hoặc 2 giờ, khi bé tỉnh táo và dễ tiếp nhận nhưng không quá đói.

4. Lúc đầu, con tôi bú bình rất dễ, nhưng bây giờ con chỉ muốn bú sữa mẹ

Thành công ban đầu không phải là sự bảo đảm chắc chắn rằng con sẽ luôn chịu bú bình. Nhiều trẻ sơ sinh đã bú bình tốt nhưng sau đó lại bất ngờ đòi bú mẹ lại trực tiếp. Lý do đơn giản là con thích bú sữa mẹ trực tiếp hơn và không muốn bú bình nữa. Và tại sao lại không cho trẻ bú mẹ trực tiếp?. Bú mẹ luôn ấm áp, thân mật và gần gũi với người mà con yêu mến, đó là mẹ.

Nhưng đừng lo lắng: Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, đây chỉ là một bước phát triển ngắn ngủi. Nếu con bạn đột nhiên không chịu bú bình nữa. Hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo con không có vấn đề gì về sức khỏe sau đó thử cho con bú bình lại vào lúc khác.

5. Con tôi nhất quyết không chịu bú bình. Tôi nên làm gì?

Khi điều này xảy ra, nhiều phụ nữ hay đổi lỗi cho chính mình. Và thường tự trách "Nếu tôi tập ngay từ đầu. Con sẽ không chối bú bình như thế này." Nhưng điều này không đúng. Một số em bé không bao giờ chịu bú bình.

Những người khác có thể nói với bạn rằng hãy đợi cho con đói thêm nữa. Cuối cùng rồi con cũng sẽ phải bú bình. Điều đó không phải lúc nào cũng đúng, và bắt con đói quá lâu không phải là một cách hay. Đừng để việc cho con bú thành một cuộc chiến.

Nếu tất cả các nỗ lực để tập con bú bình đều không được. Bạn có thể tập cho con dùng ly. Giữ con ngồi thẳng trong một tay và đưa ly vào miệng con. Nghiêng nhẹ nhàng cho đến khi một ít sữa vào miệng con. Con lúc đầu sẽ liếm và sau đó sẽ tìm cách để uống sữa. Bạn cũng có thể dùng một muỗng có lỗ. (thường dùng để uống thuốc) để thử cho con tập uống sữa.

5. Nếu tôi quyết định cai con cho bú sữa mẹ trực tiếp thì sao?

Bạn quyết định cai sữa cho con hoặc chỉ cho con bú sữa mẹ trước và sau giờ làm việc? Đầu tiên hãy chúc mừng bản thân vì bạn đã cho con bú sữa mẹ rất tốt thời gian trước đó. Chỉ cần đảm bảo con có đủ thời gian được gần gũi mẹ. Được mẹ cho ăn và âu yếu như khi bú mẹ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nên nếu điều kiện cho phép, mẹ nên tiếp tục duy trì cho con bú sữa mẹ. Khi đi làm, mẹ có thể cho con bú trước khi đi làm và chiều tối sau khi đi làm về. Đồng thời mẹ có thể dùng máy hút sữa trước tiên để kích sữa. Duy trì nguồn sữa cho con, đồng thời có thêm nhiều sữa mẹ để cho con bú.

Nếu ở công ty có điều kiện tốt, mẹ có thể dùng máy hút sữa tại công ty. Sau đó mang sữa mẹ về nhà cho con, nhờ người thân cho con bú. Hoặc mẹ có thể dùng máy hút sữa hút thêm sữa trước giờ đi làm hoặc tối trước khi đi ngủ. Sẽ rất hiệu quả nếu mẹ muốn tiếp tục cho con bú sữa mẹ.

TRẢ LỜI MỌI CÂU HỎI: CHĂM SÓC SAU SINH MỔ

MILENA - Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

Next Post Previous Post